Home About Gallery Contact
Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

Viêm khớp gối, hãy cẩn trọng!

Tầm quan trọng của khớp gối:

Khớp gối là một trong những khớp lớn và quan trọng nhất cơ thể. Là khớp có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ cơ thể vì vậy khớp gối dễ bị viêm đau. Khi bị viêm khớp gối sẽ ảnh hướng đến sinh hoạt cũng như lao động, nếu nghiêm trọng còn dẫn tới nhiều bệnh khác như: thoái hóa khớp gối, gai khớp gối.


Cấu tạo của khớp gối:

Khớp gối là nơi tiếp giáp của ba xương : xương đùi, xương chày và xương bánh chè. Mỗi đầu xương được phủ bởi một lớp sụn khớp rất trơn láng, không có ma sát.

Lớp sụn này sẽ giúp cho khớp cử động dễ dàng. Ngoài ra khớp gối còn có hai mảnh sụn chêm nằm xen kẻ giữa hai đầu xương. Sụn chêm giống như một bộ phận giảm sốc của khớp gối.


cau-tao-khop-goi
Cấu tạo khớp gối


Viêm khớp gối xảy ra như thế nào?

Khi khớp gối bị viêm, lớp sụn từ từ mỏng dần đi và trở nên xù xì. Quá trình này xảy ra chủ yếu ở phần chịu lực nhiều của lồi cầu xương đùi, mân chày hoặc xương bánh chè. Phần xương xung quanh sẽ phản ứng lại bằng cách dày lên, nó sẽ tạo thành các gai xương ở viền khớp.

Màng hoạt dịch cũng gây ra phản ứng viêm, tiết ra nhiều chất dịch trong khớp làm cho khớp gối bị sưng to hơn, có nhiều dịch bên trong. Bao khớp bị dày lên như thể nó cố gắng giúp giữ vững khớp gối, các cơ xung quanh bị yếu dần đi cho nên khớp gối ngày càng không vững. Người bệnh khó có thể chống chân chịu lực.

Trong những trường hợp nặng, lớp sụn đã bị bào mòn gần hoàn toàn, nó không còn che phủ đầu xương, làm cho hai đầu xương liên tục bị cọ sát nhau mỗi khi cử động. Mỗi lần cọ sát nhau sẽ gây đau cho người bệnh, nhất là những lúc đi lên cầu thang, hoặc lúc ngồi xổm. Lâu dần xương sẽ bị bào mòn nhiều hơn, gây biến dạng hình thể khớp gối, thường là bị vẹo vào trong.Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới teo cơ, biến dạng khớp.

Các triệu chứng khi đau khớp gối:

Các vị trí và mức độ nghiêm trọng của cơn đau khớp gối có thể khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân của vấn đề. Khi bạn bị các dấu hiệu và triệu chứng dưới đây có thể bạn đang bị đau khớp gối:

- Sưng và cứng khớp.
- Đỏ và ấm khi chạm vào.
- Bị sốt, đau, tấy đỏ và sưng ở đầu gối.

- Tiếng lạo xạo khớp gối.
- Một biến dạng rõ ràng ở chân hay đầu gối.

- Cứng, hoặc không có khả năng đứng thẳng đầu gối.
- Không thể hoàn toàn mở rộng hoặc nhún đầu gối.
- Không thể chịu trọng lượng trên đầu gối.

viem-khop-goi
Một biểu hiện của viêm khớp  gối

Có phải chỉ cần uống thuốc là khỏi?

Trong điều trị viêm khớp gối nói chung và viêm khớp nói riêng, sử dụng thuốc là một điều bắt buộc. Các thuốc chống viêm khớp có tác dụng giảm các hoạt chất trung gian hoá học của viêm và do đó tạo ra nhiều tác dụng có lợi. Giảm được các chất trung gian hoá học của viêm sẽ làm giảm đau khớp vì đây chính là những tác nhân gây ra đau. Giảm được chất gây viêm sẽ giảm được hỏng khớp vì đây là những chất làm thay đổi tính chất dịch nuôi màng khớp. Giảm được chất trung gian của viêm sẽ làm khớp bớt sưng, da bớt đỏ vì thế mà da vùng xung quanh khớp được nuôi dưỡng đầy đủ.


Song có một điều hết sức quan trọng trong điều trị là nếu chỉ dựa vào thuốc mà không chăm sóc nó xứng đáng thì nó khó lòng mà hồi phục hoàn toàn.


Ở đây, thuốc có thể ức chế gần như hoàn toàn chất gây viêm sau những liều đầu tiên uống thuốc. Biểu hiện minh chứng là triệu chứng đau gần như giảm hẳn. Nhưng nếu bạn đi lại bình thường ngay hay đi nhanh một chút thì gần như chất gây viêm lại được khôi phục hoàn toàn. Hậu quả là khớp vừa mới khỏe xong bao nhiêu thì nó đau lại bấy nhiêu. Khớp giảm sưng được bao nhiêu thì nó lại sưng lại bấy nhiêu, mặc dù lượng thuốc còn tồn lưu trong máu. Vì thế mà chìa khoá giúp điều trị thành công căn bệnh này là bất hoạt vận động khớp gối.



*** Ba nguyên tắc để mau khỏi bệnh:


Như trên đã đề cập, việc bất hoạt vận động khớp gối thực sự quan trọng. Nó được ví như là cái bản rộng của chìa khoá để chiếc chìa khoá dễ mở hơn. Cho nên 3 nguyên tắc sau không bao giờ được quên đối với cả bác sỹ và bệnh nhân.


Nguyên tắc 1: Căn dặn bệnh nhân đầy đủ. Nếu bác sỹ chỉ kê đơn thuốc rồi vội vàng “cho qua” để sang người tiếp theo thì kể như là cầm chắc một cái hẹn với người bệnh trong một vài ngày tới. Phải bình tĩnh khám và ước lượng mức độ bệnh để ra chỉ định thuốc đầy đủ, song hành với đó là căn dặn bệnh nhân về chế độ hạn chế vận động thật kỹ để đạt được mục tiêu cuối cùng. Ở đây, sự căn dặn chăm sóc quan trọng như chính việc căn dặn dùng thuốc vậy.


Nguyên tắc 2: Người bệnh phải tự biết chăm sóc mình. Việc hạn chế vận động là việc không bao giờ được quên. Đừng nên chỉ đơn giản hoá điều trị là tiêm và uống thuốc. Ở đây có một mối tương quan thuận, càng hạn chế vận động tốt bao nhiêu bạn càng nhanh khỏi bấy nhiêu. Hạn chế vận động có nghĩa là hạn chế đi lại, hạn chế bước lên bước xuống bậc thang. Bạn gần như cố định chân trong tư thế duỗi thẳng. Gần như chỉ nằm nghỉ hay ngồi nghỉ trong những ngày đầu tiên điều trị. Nếu bạn đã chấp hành tốt việc hạn chế vận động nhưng bạn ngày nào cũng bước lên taxi để đến nhà bác sĩ khám thì coi như không thành công. Hãy nhớ rằng, chỉ một động tác gấp duỗi gối cũng làm hỏng tiến trình điều trị của bạn.


Nguyên tắc 3: Cố định khi cần thiết. Trong những trường hợp mà việc hạn chế vận động xem ra có vẻ khó thực hiện thì chúng ta có thể áp dụng biện pháp hạn chế vận động cưỡng bức. Biện pháp đơn giản nhất là quấn băng chun quanh gối. 


dieu-tri-viem-khop-goi
Biện pháp hạn chế vận động cưỡng bức


*** Hãy thực hiện và thử kiểm nghiệm xem, sự khỏi bệnh nhanh hay chậm phụ thuộc phần lớn vào sự cẩn trọng và kiên trì của bạn. 

(Tham khảo tư vấn của BS. Lâm Yên Phúc)
Next
This is the most recent post.
Bài đăng Cũ hơn
  • Blogger Comment
  • Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Copyright © 2012 Tapchisuckhoe-giadinh2 All Right Reserved
Designed by Tienba